Một nhận thức về văn hóa Việt Nam

"Những công trình đồ sộ rất khó lòng giới thiệu đầy đủ của học giả Phan Ngọc là kết quả của một đời nghiên cứu, dịch thuật, sáng tạo không biết mỏi mệt. Khi về già, thầy mới được xuất ngoại, lần đầu nhìn thấy "mây trời ngoại quốc", dự các hội nghị khoa học và thuyết trình ở các trường đại học lớn ở Paris, Bắc Kinh, Băng Cốc. Ở đấy, người ta trân trọng giới thiệu thầy là "dịch giả Shakespeare, Sử ký Tư Mã Thiên và Mỹ học Heghen" có nơi gọi thầy là "một phần viện Triết học, Văn học, Sử học cộng lại". Ở Bắc Kinh, người ta nói: "Những học giả như ông Phan Ngọc ở Trung Quốc nay không còn nữa..."

Một cuốn sách có giá trị trong việc "thức nhận" về văn hóa Việt Nam. Tác giả giới thiệu một cách hiểu về văn hóa Việt Nam, phân tích các vấn đề văn hóa ở mặt quan hệ, lý giải tại sao có những cách giải quyết khác nhau trong các nền văn hóa khác nhau ở các vấn đề có tính toàn nhân loại. Một tác phẩm vừa có giá trị lịch sử vừa có giá trị văn hóa, giúp người đọc có cái nhìn bao quát, thấu hiểu đường lối của Đảng, tư tưởng Bác Hồ trong lịch sử-hiện tại, từ đó đổi mới, nâng cao văn hóa ở từng cá nhân phù hợp với hoàn cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.

Tác giả đề cập đến việc tiếp nhận văn hóa theo cách ‘thức nhận’, một cách rất khác so với cách ‘nhận thức’ quen thuộc trước nay. Bên cạnh đó, dựa vào cơ sở lý luận về Tổ quốc luận, tác giả đã đưa ra được những phân tích thấu đáo về nét văn hóa riêng của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, không hề bị trộn lẫn với các nền văn hóa khác.

Cụm công trình về văn hóa Việt Nam của ông gồm Văn hóa Việt Nam, cách tiếp cận mới (1994) và Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (1985) đã được Nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2000.