CSDL miễn phí - Tài nguyên học liệu mở miễn phí

CSDL miễn phí


1.   Taylor & Francis Online: 

Là cơ sở dữ liệu cho phép truy cập đến nguồn tài nguyên miễn phí của hơn 30 lĩnh vực khoa học, với gần 4 triệu bài báo truy cập mở. 

Đường dẫn truy cập: Xem tại đây

2.   SpringerOpen: 

SpringerOpen là nguồn tài nguyên truy cập mở cho phép khai thác các bài báo khoa học miễn phí có chất lượng cao, bao gồm cả hơn 200 tài báo khoa học được bình xét phản biện (Peer-Review) của Spinger. 

Đường dẫn truy cập: Xem tại đây

3.   PQDT Open – ProQuest: 

PQDT Open cung cấp toàn văn các bài luận văn, luận án miễn phí. Bạn đọc có thể truy cập nhanh chóng và dễ dàng đến luận văn và luận án có liên quan đến các lĩnh vực quan tâm, và xem toàn bộ văn bản ở định dạng PDF.

Đường dẫn truy cập: Xem tại đây

4.   DART-Europe E-These Portal: 

DART-Europe là sự đối tác của các thư viện nghiên cứu và các liên minh thư viện đang làm việc cùng nhau để cải thiện việc tiếp cận toàn cầu với các nghiên cứu của châu Âu. DART-Europe được LIBER (Ligue des Bibliothèques Européennes de Recherche) xác nhận, và nó là Thư viện số liên kết của Nhóm là việc Châu Âu về luận văn và luận án (European Working Group of the Networked Digital Library of Theses and Dissertations).

Đường dẫn truy cập: Xem tại đây

5.   Project Gutenberg: 

Gutenberg là kho sách văn học vĩ đại của thế giới, cung cấp hơn 54.000 sách điện tử miễn phí cho phép truy cập trực tuyến.

Đường dẫn truy cập: Xem tại đây

6.   Directory of Open Access Journal (DOAJ): 

Directory of Open Access Journal là thư mục trực tuyến được chỉ mục và cung cấp truy cập đến các tạp chí truy cập mở chất lượng cao. Tất cả các khoản tài trợ đều thông qua các khoản đóng góp, trong đó 50% là từ các nhà tài trợ và 50% từ các thành viên dự án và các thành viên xuất bản. Tất cả các dịch vụ của DOAJ đều miễn phí, bao gồm cả việc lập chỉ mục trong DOAJ. Tất cả dữ liệu đều có sẵn miễn phí. 

Đường dẫn truy cập: Xem tại đây

7.    ERIC

Eric là một thư viện trực tuyến về thông tin và nghiên cứu giáo dục, do Viện Khoa học Giáo dục (IES - Institute of Education Sciences) của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ bảo trợ.

Đường dẫn truy cập: Xem tại đây

8.   Tạp chí khoa học trực tuyến Việt Nam (VJOL): 

Tạp chí khoa học Việt Nam Trực tuyến là một dịch vụ cho phép độc giả tiếp cận tri thức khoa học được xuất bản tại Việt Nam và nâng cao hiểu biết của thế giới về nền học thuật của Việt Nam. 

Đường dẫn truy cập: Xem tại đây

9.   Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

Đây là cơ sở dữ liệu truy cập mở,cung cấp 3.025 tài liệu điện tử toàn văn gồm 554 luận án tiến sĩ và 2.471 luận văn thạc sỹ thuộc các lĩnh vực đào tạo của Trường Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đường dẫn truy cập: Xem tại đây

10.   Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

Đây là cơ sở dữ iệu truy cập mở của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, cung cấp 2.856 tài liệu điện tử toàn văn gồm 496 luận án tiến sĩ, 1.918 luận văn thạc sỹ, 139 khóa luận tốt nghiệp và 303 tài liệu của Trung tâm Trung Quốc học thuộc các lĩnh vực đào tạo của Trường.

Đường dẫn truy cập: Xem tại đây

11.   Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

Đây là cơ sở dữ liệu truy cập mở của Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, cung cấp1.745 tài liệu điện tử toàn văn gồm 32 luận án tiến sĩ và 1.713 luận văn thạc sỹ thuộc các lĩnh vực đào tạo của Trường.

Đường dẫn truy cập: Xem tại đây

12.   Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội

Đây là cơ sở dữ liệu truy cập mở của Trường đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội, cung cấp 2.117 tài liệu điện tử toàn văn gồm 25 luận án tiến sĩ và 2.090 luận văn thạc sỹ thuộc các lĩnh vực đào tạo của Trường.

Đường dẫn truy cập: Xem tại đây

13.   Trường Đại học Kinh tế -Đại học Quốc gia Hà Nội

Đây là cơ sở dữ liệu truy cập mở của Trường đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội, cung cấp 4.157 tài liệu điện tử toàn văn gồm 58 luận án tiến sĩ và 4.099 luận văn thạc sỹ thuộc các lĩnh vực đào tạo của Trường.

Đường dẫn truy cập: Xem tại đây

14.   Trường đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội

Đây là cơ sở dữ liệu truy cập mở của Trường ĐH Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, cung cấp 2.701 tài liệu điện tử toàn văn gồm 83-luận án tiến sĩ và 2.618 luận văn thạc sỹ thuộc các lĩnh vực đào tạo của Trường.

Đường dẫn truy cập: Xem tại đây

15.   Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Đây là cơ sở dữ liệu truy cập mở của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, cung cấp 2.997 tài liệu điện tử toàn văn gồm 91 luận án tiến sĩ và 2.906 luận văn thạc sỹ thuộc các lĩnh vực đào tạo của Trường.

Đường dẫn truy cập: Xem tại đây

16.   Khoa Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội

Đây là cơ sở dữ liệu truy cập mở của Khoa Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội, cung cấp 156 tài liệu điện tử toàn văn gồm 51 khóa luận tốt nghiệp, 104 tham luận hội nghị - hội thảo và 01 công trình khoa học thuộc các lĩnh vực đào tạo của Trường.

Đường dẫn truy cập: Xem tại đây

17.   CSDL sách, giáo trình của ĐHQG Hà Nội

Đây là cơ sở dữ liệu truy cập mở của Đại học Quốc gia Hà Nội, cung cấp 5.240 tài liệu điện tử toàn văn thuộc bản quyền của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đường dẫn truy cập: Xem tại đây

18.   CSDL tài liệu Việt Nam học

Đây là cơ sở dữ liệu truy cập mở của Đại học Quốc gia Hà Nội, cung cấp 1.438 tài liệu điện tử toàn văn về lĩnh vực Việt Nam.

Đường dẫn truy cập: Xem tại đây

19. Thư viện trực tuyến của Liên Hợp Quốc

Thư viện trực tuyến của Liên Hợp Quốc bao gồm các ấn phẩm, tạp chí, dữ liệu được xuất bản bởi Ban thư ký, các quỹ và chương trình của Liên Hợp Quốc. Bộ CSDL với 28 chủ đề, tiêu biểu như: Hòa bình và an ninh thế giới; Nhân quyền; Trẻ em; Biến đổi khí hậu; Ma túy, tội phạm; Liên Hợp quốc và các chủ đề về Kinh tế, Văn hóa, Xã hội.

Đường dẫn truy cập: Xem tại đây

20. Thư viện trực tuyến của  Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU - International Telecommunication Union)

Thư viện trực tuyến của  Liên minh Viễn thông quốc tế bao gồm bộ CSDL gồm 12 chủ đề với hàng ngàn tài liệu về Công nghệ thông tin và Truyền thông, Viễn thông.

Đường dẫn truy cập: Xem tại đây

21. Tài nguyên giáo dục mở Đại học RMIT

Tài nguyên giáo dục mở của Đại học RMIT bao gồm 03 bộ sưu tập Nguồn tài nguyên giáo dục mở được tạo bởi RMIT, Giáo trình mở và Nguồn tài nguyên giáo dục mở của bên thứ 3. Nó cung cấp khả năng truy cập và sử dụng tự do theo chính sách của giấy phép PUBLIC DOMAIN (phạm vi công cộng) và CREATIVE COMMONS LICENCE (Giấy phép Creative Commons).

Đường dẫn truy cập: Xem tại đây

22. Nguồn tài nguyên khóa học mở của Viện Công nghệ Massachusetts - MIT

Trang web cung cấp hơn 2500 courses (nội dung giảng dạy) do Viện Công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ (MIT-Massachusetts Institute of Technology) tài trợ. Nguồn học liệu bao gồm bài giảng, lịch học, danh mục tài liệu tham khảo, bài tập về nhà, bài thi, bài thí nghiệm để người dùng tin có thể tham khảo cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu của mình

Đường dẫn truy cập: Xem tại đây

23. Thư viện số về luận án của Viện Công nghệ Massachusetts - MIT

Bộ sưu tập cung cấp khả năng truy cập đến nguồn luận văn đa lĩnh vực của Viện Công nghệ Massachusetts (Hoa Kỳ) 

Đường dẫn truy cập: Xem tại đây

24. OpenLearn

OpenLearn cung cấp khả năng truy cập đến các khóa học miễn phí của 08 nhóm lĩnh vực khác nhau như Sức khỏe, thể thao và tâm lý; Giáo dục và phát triển; Lịch sử và nghệ thuật; Ngôn ngữ; Tiền và kinh doanh; Tự nhiên và môi trường; Khoa học, toán học và công nghệ; Xã hội, chính trị và Luật.

Đường dẫn truy cập: Xem tại đây

25. Carnegie Mellon Open Learning Initiative

OLI cung cấp các khóa học trực tuyến sáng tạo để bất cứ ai muốn tìm hiểu hoặc giảng dạy. Mục đích của OLI là tạo ra các khóa học chất lượng cao, góp phần thúc đẩy nghiên cứu cơ bản để cải thiện việc học tập sau đại học.

Đường dẫn truy cập: Xem tại đây

26. Open Yale Courses

Các khóa học mở Yale (OYC) cung cấp các bài giảng và các tài liệu khác từ các khóa học của Đại học Yale được chọn cho công chúng miễn phí qua Internet. Các khóa học bao gồm đầy đủ các ngành nghệ thuật tự do, bao gồm nhân văn, khoa học xã hội và khoa học vật lý và sinh học.

Các khóa học trực tuyến được thiết kế cho nhiều người trên khắp thế giới, trong đó có những người học tự học và học tập suốt đời, các nhà giáo dục, và học sinh trung học và đại học. Giao diện web tích hợp, rất linh hoạt cho phép người dùng, thực tế, kiểm toán các khóa học đại học của Yale nếu họ muốn. Nó cũng cung cấp cho người dùng nhiều tùy chọn khác để cấu trúc quá trình học tập, ví dụ như tải xuống, phân phối lại và trộn lại các tài liệu khóa học.

Mỗi khóa học bao gồm một bộ đầy đủ các bài giảng trên lớp được tạo ra trong video chất lượng cao kèm theo các tài liệu khóa học khác như giáo trình, bài đọc gợi ý và bộ vấn đề. Các bài giảng có sẵn dưới dạng video có thể tải xuống và phiên bản chỉ có âm thanh cũng được cung cấp. 

Đường dẫn truy cập: Xem tại đây

27. Khóa học mở Đại học Kyoto

Khóa học mở Đại học Kyoto cung cấp miễn phí, có thể tìm kiếm, truy cập vào tài liệu khóa học cho các nhà giáo dục, sinh viên và người tự học trên toàn thế giới; Xúc tác cho sự phát triển của cộng đồng người học.

Đường dẫn truy cập: Xem tại đây

28. Nguồn tin khoa học về dịch bệnh COVID-19

Cơ sở cung cấp tài nguyên học thuật uy tín và tập hợp nhiều nguồn tài nguyên miễn phí với nhiều thông tin khoa học cập nhật liên quan đến COVID-19:

  1. http://pubs.acs.org/coronavirus
  2. http://librarylearningspace.com/free-resources-2019-novel-coronavirus-2019-ncov/
  3. https://www.stm-assoc.org/about-the-industry/coronavirus-2019-ncov/
  4. https://pubs.acs.org/doi/10.1021/acscentsci.0c00272?ref=hero
  5. http://app.acspubs.org/e/es?s=1913652004&e=879161&elqTrackId=3e1a3b7205ad40e89b479e4c3651471e&elq=8562ff94bd344fb1bce9f44546d41721&elqaid=12146&elqat=1?ref=acswechat
  6. https://pubs.acs.org/page/esthag/vi/coronavirus-survival-behavior
  7. https://pubs.acs.org/page/jceda8/vi/teaching-chemistry-online
  8. https://cen.acs.org/sections/Tracking-the-novel-coronavirus.html
  9. https://www.morressier.com/acs-scimeetings
  10. https://axial.acs.org/2020/03/16/environmental-transmission-and-control-of-covid-19-est-special-issue-call-for-papers/
  11. https://pubs.acs.org/page/jceda8/vi/teaching-chemistry-online

29. Các nguồn truy cập mở từ Ngân hàng Thế giới - World Bank (WB)

Ngân hàng Thế giới (WB): là một tổ chức tài chính đa phương, có mục đích chính là xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở các nước đang phát triển. WB cung cấp một số nguồn truy cập mở là các cơ sở dữ liệu như:

  • Kho tri thức mở của WB
  • Kho dữ liệu mở của WB
  • Tài liệu và các báo cáo của WB

Open knowledge repository (Kho tri thức mở):

Kho Kiến thức Mở là nơi lưu giữ các kết quả nghiên cứu và sản phẩm kiến thức của Ngân hàng Thế giới trong giai đoạn 2000-2015 (khoảng 18.000 cuốn sách và bài nghiên cứu) thuộc nhiều chủ đề và tất cả các khu vực trên thế giới, bao gồm các báo cáo Phát triển Thế giới, các ấn phẩm thường niên quan trọng, sách học thuật, sách thực hành, các nghiên cứu và báo cáo phân tích quốc gia mà Ngân hàng Thế giới công bố công khai.

Truy cập tại đây

Data (Dữ liệu):

Dữ liệu từ các nghiên cứu về khía cạnh khác nhau của sự phát triển về hơn 200 quốc gia trên toàn cầu. Bạn đọc có thể tra cứu theo dữ liệu quốc gia, theo chủ đề, theo các chỉ số và theo danh mục dữ liệu.

Truy cập tại đây

Document and Reports (Tài liệu và các báo cáo):

Bao gồm hơn 145,000 tài liệu và báo cáo đã được công bố từ Ngân hàng Thế giới, tài liệu được cung cấp ở dạng văn bản hoặc file PDFcó thể download được. Bạn đọc có thể tra cứu theo quốc gia, theo chủ đề, theo loại tài liệu  hoặc theo ngôn ngữ.

Truy cập tại đây

 

30. THE ONLINE BOOK PAGE:   http://digital.library.upenn.edu/books/

Chỉ mục cục bộ của Online Book Page bao gồm trên 2 triệu tài liệu dưới các định dạng khác nhau (Trên 50.000 tài liệu có trong “bộ sưu tập được tuyển chọn” của trang này, đại diện cho các đầu mục đã được hiệu đính. Những tài liệu còn lại ở trong các “giá sách mở rộng” của Online Book Page, các đầu mục mà đã được cung cấp bởi các tổ chức khác và được nhập khẩu với số lượng lớn.) Tất cả những cuốn sách này mà Online Book Page lập danh sách cần phải miễn phí ít nhất là để cho các cá nhân sử dụng phi thương mại. Người dùng có thể: Tìm kiếm các danh sách của Online Book Page theo Tác giả và Nhan đề;Duyệt các Danh mục Mới của Online Book Page; Duyệt  theo Tác giả; Duyệt  theo Nhan đề; Duyệt theo Chủ đề; Duyệt các kho lưu trữ tạp chí.

31. UC PRESS E-BOOKS COLLECTIONS: https://publishing.cdlib.org/ucpressebooks/ 

Bộ Sưu tập Sách điện tử Nhà xuất bản Đại học California, 1982-2004, bao gồm gần 2.000 cuốn sách từ các nhà in của các trường đại học về rất nhiều chủ để, bao gồm nghệ thuật, khoa học, lịch sử, âm nhạc, tôn giáo, và tiểu thuyết.Việc truy cập toàn bộ bộ sưu tập sách điện tử mang tính mở dành cho giảng viên, nhân viên, và sinh viên của Đại học California trong khi trên 700 nhan đề sẵn có để công chúng có thể truy cập. Các ấn bản in của nhiều sách điện tử có thể mua trực tiếp từ các nhà xuất bản.

32. MANY BOOKS: http://manybooks.net/about

Kể từ năm 2004, trên 100.000.000 cuốn sách đã được tải xuống từ ManyBooks. Thư viện của ManyBooks chứa đựng trên 33.000 cuốn sách điện tử miễn phí được định dạng dành cho Kindle, Nook và hầu hết các thiết bị đọc sách điện tử khác. Người đọc cũng có thể truy cập một phiên bản HTML của các quyển sách để đọc trực tuyến. Manybooks được thành lập vào năm 2004  với tầm nhìn cung cấp miễn phí trên Internet một thư viện phong phú sách dưới dạng số. Nhiều cuốn trong những cuốn sách điện tử đầu tiên này có nguồn gốc từ kho lưu trữ của Dự án Gutenberg. Điều này có nghĩa là người đọc sẽ có thể tìm thấy nhiều tác phẩm kinh điển trên trang Web này. Manybooks đã trở thành một nền tảng công nghệ nơi mà các tác giả tự xuất bản có cơ hội giới thiệu tác phẩm của họ đến cộng đồng và những cuốn sách mới đã được tải lên trang web này hằng ngày- miễn là họ tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng của Manybooks.

33. PROJECT GUTENBERG: http://www.gutenberg.org/                                     

Dự án Gutenberg cung cấp trên 57.000 sách Điện tử miễn phí. Bạn đọc hãy chọn trong số những cuốn sách epub miễn phí, sách kindle miễn phí, hãy tải chúng xuống hay đọc chúng trực tuyến. Bạn đọc sẽ tìm thấy nền văn học vĩ đại của thế giới ở đây, tập trung vào các tác phẩm được xuất bản lâu đời hơn và quyền tác giả đã hết hiệu lực. Hàng ngàn tình nguyện viên đã số hóa và cần mẫn đọc và sửa bản in thử Sách điện tử để giải trí và học tập. Bạn đọc không tốn một khoản lệ phí nào và cũng không cần phải đăng ký.

34. E-BOOKS DIRECTORY : https://www.e-booksdirectory.com/

Danh mục sách Điện tử E-Books Directory là một nguồn tài nguyên trên web miễn phí gồm những đường liên kết đến những cuốn sách điện tử, các bài nghiên cứu kỹ thuật, các tài liệu có thể tài xuống miễn phí, cũng như nội dung do người dùng đóng góp, các bài báo, các bài phê bình và những lời nhận xét. Danh mục sách Điện tử E-Books Directory là một dịch vụ dành cho sinh viên, nhà nghiên cứu và những người yêu sách điện tử. Danh mục sách Điện tử E-Books Directory không ủng hộ việc vi phạm quyền tác giả, cũng không liên kết đến các trang web buôn bán tài liệu có đăng ký bản quyền tác giả. Trang web này hiện đang được tái thiết kế một cách toàn diện để có thể truy cập trên các thiết bị di động với các kích cỡ màn hình nhỏ. Giao diện trang web này giờ đây có phần khác trước nhưng nội dung không thay đổi. Danh mục sách Điện tử E-Books Directory chính xác có 10.667 sách điện tử miễn phí thuộc 691 lĩnh vực.

35. Internet Archive:  https://archive.org/

Một trong những thư viện kỹ thuật số lớn nhất trên thế giới và là nơi lưu giữ lịch sử của Web!Với tài khoản miễn phí của mình, bạn có thể tận hưởng: 4,6 triệu cuốn sách, 6 triệu video, 14 triệu mục âm thanh (bao gồm 220.000 buổi hòa nhạc trực tiếp), 580.000 tên phần mềm. Bạn cũng có thể để lại đánh giá, kết nối với những khách hàng quen khác và thậm chí tải tài liệu của riêng bạn lên bộ sưu tập.