Made in Japan - chế tạo tại Nhật bản
Nhắc đến Nhật Bản hay những sản phẩm mang nhãn hiệu “Made in Japan”, trong tâm thức người tiêu dùng trên thế giới đều ghi nhận chất lượng rất cao của chúng. Đóng góp cho việc mang lại tên tuổi, chất lượng và thương hiệu Nhật Bản đó, không thể không kể đến vai trò của Akio Morita và tập đoàn Sony.
“Made in Japan” là cuốn sách do chính Akio Morita viết về ông và những người sáng lập Sony, cùng những đồng nghiệp khác trong quá trình phát triển tập đoàn Sony. “Made in Japan” chính là giấc mơ của những chàng thanh niên Nhật Bản trẻ tuổi (Trong số những người sáng lập Sony khi đó, Morita mới 25 tuổi còn Ibuka 36 tuổi).
Đây là cuốn sách mở ra cánh cửa giúp chúng ta thấu hiểu triết lý quản trị theo phong cách Nhật Bản và vai trò của đạo đức kinh doanh. Cuốn sách kết hợp giữa lịch sử, triết học, quản trị doanh nghiệp và cả những suy nghĩ đời thường. Morita đã trình bày những nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực quản trị để thành công trong kinh doanh. Như ông đã khuyên chúng ta, “Một doanh nhân hay một công ty muốn trở thành hùng mạnh không chỉ cần nhằm vào mục tiêu lợi nhuận mà còn phải biết đặt ra một sứ mạng cho mình, một sứ mạng xã hội về những gì họ mong muốn mang lại cho cộng đồng.”
Sony không phải được xây dựng chỉ trong một sớm một chiều mà cần rất nhiều thời gian, rất nhiều nỗ lực và sự kiên nhẫn, quyết tâm và những hy sinh, chịu đựng. Như Morita từng nói khi tung ra sản phẩm Walkman, “Tôi không tin rằng việc nghiên cứu thị trường (dù chi tiết đến đâu) cũng có thể khẳng định được sự thành công của một sản phẩm” (Và điều này khiến cho ông là đại diện tiêu biểu cho cái gọi là giác quan thứ 6 của nhà quản trị phương Đông). Mà ông tin rằng nếu sản phẩm đó có chất lượng và ta có niềm tin vững chắc vào chất lượng đồng thời có chiến lược phát triển hợp lý, khi đó ta mới có tể thực sự thành công.
Trong hồi ký của mình, chủ tịch đầu tiên của Sony, đã viết “Mục tiêu và động lực cao nhất của chúng tôi khi đó là thiết lập một công ty có môi trường tự do, khuyến khích các ý tưởng, một chỗ làm việc ổn định, nơi những kỹ sư có kiến thức chuyên sâu về công nghệ có thể cống hiến hết sức mình cho những lĩnh vực mà họ tâm huyết...” Không chỉ có vậy, Ibuka và Morita còn áp dụng các nét đặc trưng trong văn hóa của dân tộc Nhật Bản vào việc quản lý và thúc đẩy công nghệ mới.
Nhắc đến Nhật Bản hay những sản phẩm mang nhãn hiệu “Made in Japan”, trong tâm thức người tiêu dùng trên thế giới đều ghi nhận chất lượng rất cao của chúng. Đóng góp cho việc mang lại tên tuổi, chất lượng và thương hiệu Nhật Bản đó, không thể không kể đến vai trò của Akio Morita và tập đoàn Sony.
“Made in Japan” là cuốn sách do chính Akio Morita viết về ông và những người sáng lập Sony, cùng những đồng nghiệp khác trong quá trình phát triển tập đoàn Sony. “Made in Japan” chính là giấc mơ của những chàng thanh niên Nhật Bản trẻ tuổi (Trong số những người sáng lập Sony khi đó, Morita mới 25 tuổi còn Ibuka 36 tuổi).
Đây là cuốn sách mở ra cánh cửa giúp chúng ta thấu hiểu triết lý quản trị theo phong cách Nhật Bản và vai trò của đạo đức kinh doanh. Cuốn sách kết hợp giữa lịch sử, triết học, quản trị doanh nghiệp và cả những suy nghĩ đời thường. Morita đã trình bày những nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực quản trị để thành công trong kinh doanh. Như ông đã khuyên chúng ta, “Một doanh nhân hay một công ty muốn trở thành hùng mạnh không chỉ cần nhằm vào mục tiêu lợi nhuận mà còn phải biết đặt ra một sứ mạng cho mình, một sứ mạng xã hội về những gì họ mong muốn mang lại cho cộng đồng.”
Sony không phải được xây dựng chỉ trong một sớm một chiều mà cần rất nhiều thời gian, rất nhiều nỗ lực và sự kiên nhẫn, quyết tâm và những hy sinh, chịu đựng. Như Morita từng nói khi tung ra sản phẩm Walkman, “Tôi không tin rằng việc nghiên cứu thị trường (dù chi tiết đến đâu) cũng có thể khẳng định được sự thành công của một sản phẩm” (Và điều này khiến cho ông là đại diện tiêu biểu cho cái gọi là giác quan thứ 6 của nhà quản trị phương Đông). Mà ông tin rằng nếu sản phẩm đó có chất lượng và ta có niềm tin vững chắc vào chất lượng đồng thời có chiến lược phát triển hợp lý, khi đó ta mới có tể thực sự thành công.
Trong hồi ký của mình, chủ tịch đầu tiên của Sony, đã viết “Mục tiêu và động lực cao nhất của chúng tôi khi đó là thiết lập một công ty có môi trường tự do, khuyến khích các ý tưởng, một chỗ làm việc ổn định, nơi những kỹ sư có kiến thức chuyên sâu về công nghệ có thể cống hiến hết sức mình cho những lĩnh vực mà họ tâm huyết...” Không chỉ có vậy, Ibuka và Morita còn áp dụng các nét đặc trưng trong văn hóa của dân tộc Nhật Bản vào việc quản lý và thúc đẩy công nghệ mới.